Ốc Giác là loại hải sản khá quen thuộc của người dân vùng biển miền Trung, đặc biệt là ở vùng biển Thuận Hải, tức hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay. Một con lớn trung bình từ 1,5 đến 2 kg. Từ ốc Giác người dân ở đây chế biến ra nhiều món ăn, đơn giản nhất là món ốc giác luộc.
Thịt ốc được cạo rửa sạch cho hết chất nhờn, mang luộc chín rồi xắt mỏng chấm nước mắm gừng, tỏi ớt pha sắn rất ngon. Hấp dẫn hơn là món gỏi ốc giác. Luộc chín ốc rồi xắt sợi, cùng với thịt ba chỉ hoặc thịt lợn nọng (phần cổ) cũng luộc chín, xắt sợi. Đu đủ sống bào mỏng, rau răm xắt nhỏ, hành tây, đậu phộng rang, hành phi… nước mắm, tỏi, ớt, chua, ngọt.
Trộn đu đủ, rau răm, hành tây và ốc, thịt luộc, rưới nước giấm đường pha lẫn với nhau rắc đậu phộng và hành phi lên. Ăn kèm với bánh tráng .Ốc giác mới đánh bắt lên bờ là ốc tươi, thịt ốc tiết ra chất nhờn thì thịt sẽ ngon ngọt hơn tự nhiên. Còn ốc khô ráo là ốc đánh bắt đã lâu ngày, thịt có mùi hôi.
Món ăn này là món rất được sinh viên , học sinh Phan Thiết yêu thích, nó được bán vào mỗi buổi chiều.
Nếu bạn là khách phương xa, có dịp về Phan Thiết thăm quan, du lịch, mời bạn ghé vào các quán ăn đặc sản nơi đây để thưởng thức món gỏi ốc Giác hấp dẫn này và bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon của những món ăn miền biển.
Tuy đơn sơ nhưng qua bàn tay chế biến khéo léo của người dân nơi đây, món ăn trở lên phong phú và hài lòng mọi du khách gần xa.
Du lịch, GO! - Theo IT (Bình Thuận Online), internet
Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012
Theo dấu tháp cổ bên dòng sông Côn
Theo dấu tháp cổ bên dòng sông Côn
Người ta gọi sông Côn là dòng sông cổ tích. Nó gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của đất Bình Định xưa.
Dọc theo dòng sông Côn phía hạ lưu là một hệ thống hơn 40 đền tháp cổ xây dựng nguy nga tráng lệ và được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Nét cổ kính của các đền tháp ấy bao năm qua đã hấp dẫn và lôi cuốn không ít lữ khách đam mê khám phá vẻ đẹp từ giá trị ngàn năm.
Ân cần gởi tặng lão tiên sinh
Một gói Ô long ướp nặng tình.
Nguồn rót Côn giang hương vị sẵn,
Pha xuân ngào ngạt chén bình minh...
Độc đáo tháp Bánh Ít
Nếu khởi hành từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, mất chưa đầy nửa giờ là đến được quần thể tháp Bánh Ít. Tháp toạ lạc trên một quả núi thấp được xây dựng trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi chép trong mục “Thổ sơn cổ tháp” cho biết tục danh của tháp là Thị Thiện và giải thích rằng dưới chân núi xưa có quán bán bánh ít của một người đàn bà tên gọi Thị Thiện. Không rõ truyền thuyết về người đàn bà bán bánh ít ngàn năm trước ra sao, nhưng người địa phương quen gọi di tích này là tháp Bánh Ít và tên gọi này được sử dụng trong việc công nhận di tích văn hoá quốc gia.
Lần bước theo lối chính dẫn vào quần thể di tích là tháp cổng cao 13m, xây trên bình đồ hình vuông. Tháp mở hai cửa thông nhau theo hướng đông – tây, cùng nằm trên một trục thẳng với cửa tháp chính trên đỉnh núi. Vòm cửa giống như hình những mũi tên lao vút lên trời cao. Được xây bằng gạch nung, không có chất kết dính nhưng qua ngàn năm tồn tại, từ hình khối đồ sộ của toà tháp đến các chi tiết điêu khắc hoa văn, nét chạm trổ trên nền gạch nung vẫn còn nguyên vẹn như thử thách với thời gian.
Ở trên đỉnh núi, toà tháp chính cao tới 20m thờ thần Shiva với mảng điêu khắc tượng thần Shiva cưỡi bò thần Nandin còn nguyên vẹn trên cổng đền phía đông của tháp.
Cụm tháp Dương Long
Từ tháp Bánh Ít, tiếp tục theo hành trình uốn lượn của dòng sông Côn ngược lên thượng nguồn sẽ gặp cụm tháp Dương Long. Cụm tháp này lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc được thể hiện trên đá sa thạch, với những đường nét cực kỳ sắc sảo, điêu luyện. Đây là dấu chỉ rõ nét minh chứng rằng chỉ có bàn tay con người, cùng khối óc và lòng thành kính với đấng tối cao, mới có thể tác tạo ra những công trình đồ sộ, kỳ bí, và hấp dẫn đến vậy.
Dương Long là một quần thể ba ngọn tháp nằm gần nhau, thẳng theo trục bắc nam, các cửa chính đều quay về hướng đông. Tháp Dương Long có nhiều tên gọi khác như tháp Bình An, tháp An Chánh hay tháp Vân Tường.
Các nhà khảo cổ người Pháp gọi di tích này là tháp Ngà. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì ba toà cổ tháp này được xây cất trên một toà thành cao có tên là Dương Long, nằm ở phía nam núi Trà Sơn. Đây là tháp cổ được Unesco đánh giá có mảng điêu khắc rất ấn tượng và phong phú nhất khu vực Bình Định.
Căn cứ vào mặt bằng đế tháp và phong cách nghệ thuật trong điêu khắc và kiến trúc, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tháp Dương Long tuy mang đặc trưng của tháp Chămpa nhưng đã chịu ảnh hưởng khá đậm của nghệ thuật Khmer, và được xây dựng vào khoảng thế kỷ 12 đến thế kỷ 13.
Thành Hoàng Đế
Một di tích cổ khác không xa cụm tháp Dương Long chính là thành Hoàng Đế. Lịch sử ghi lại rằng: năm 1776, cuộc khởi nghĩa nông dân của anh em nhà Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Nhạc lên ngôi và đặt tên nơi này là thành Hoàng Đế, ông cho mở rộng thành về phía đông và cho xây dựng nhiều công trình lớn. Năm 1799, toà thành được đổi tên là thành Bình Định. Thành Hoàng đế là một trong những di tích lịch sử quốc gia được xếp hạng rất sớm (năm 1982), bởi giá trị lịch sử và tầm quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử quân sự và khảo cổ học.
Đến với thành Hoàng Đế, những người dân địa phương thân thiện sẽ tình nguyện dẫn đường, chỉ cho những dấu tích vương triều xưa còn sót lại, đó là giếng vuông được xây từ những phiến đá đẽo gọt thành khối vuông vức xếp chồng lên nhau, dưới giếng cổ vẫn còn mạch nước ngầm. Tương truyền đây chính là chiếc giếng dành riêng cho các thế hệ hoàng tộc sống trong thành sử dụng.
Gần đây, qua các cuộc khai quật khảo cổ, người ta đã tìm thấy một số di tích quan trọng trong khu vực thành Hoàng Đế như hồ bán nguyệt, hồ trái tim – nơi dành riêng cho các công chúa thư giãn, nghỉ ngơi, vãn cảnh trong khu vực hoàng cung… Từng di tích còn lại của thành cổ ấy cứ như thông điệp nhắn gửi với người đời về hình bóng của một thời vương triều xa xưa.
Với những người hoài cổ, thích đi tìm cho mình những giá trị xưa cũ, gắn liền với lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, thì hành trình tìm vẻ đẹp của những tầng tháp cổ bên dòng sông Côn – dẫu chỉ là một chuyến đi – về trong ngày ngắn ngủi, nhưng chắc hẳn sẽ là một chuyến đi ý nghĩa và thú vị.
Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Đình (SGTT), ảnh internet
Dọc theo dòng sông Côn phía hạ lưu là một hệ thống hơn 40 đền tháp cổ xây dựng nguy nga tráng lệ và được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Nét cổ kính của các đền tháp ấy bao năm qua đã hấp dẫn và lôi cuốn không ít lữ khách đam mê khám phá vẻ đẹp từ giá trị ngàn năm.
Ân cần gởi tặng lão tiên sinh
Một gói Ô long ướp nặng tình.
Nguồn rót Côn giang hương vị sẵn,
Pha xuân ngào ngạt chén bình minh...
Độc đáo tháp Bánh Ít
Nếu khởi hành từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, mất chưa đầy nửa giờ là đến được quần thể tháp Bánh Ít. Tháp toạ lạc trên một quả núi thấp được xây dựng trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi chép trong mục “Thổ sơn cổ tháp” cho biết tục danh của tháp là Thị Thiện và giải thích rằng dưới chân núi xưa có quán bán bánh ít của một người đàn bà tên gọi Thị Thiện. Không rõ truyền thuyết về người đàn bà bán bánh ít ngàn năm trước ra sao, nhưng người địa phương quen gọi di tích này là tháp Bánh Ít và tên gọi này được sử dụng trong việc công nhận di tích văn hoá quốc gia.
Lần bước theo lối chính dẫn vào quần thể di tích là tháp cổng cao 13m, xây trên bình đồ hình vuông. Tháp mở hai cửa thông nhau theo hướng đông – tây, cùng nằm trên một trục thẳng với cửa tháp chính trên đỉnh núi. Vòm cửa giống như hình những mũi tên lao vút lên trời cao. Được xây bằng gạch nung, không có chất kết dính nhưng qua ngàn năm tồn tại, từ hình khối đồ sộ của toà tháp đến các chi tiết điêu khắc hoa văn, nét chạm trổ trên nền gạch nung vẫn còn nguyên vẹn như thử thách với thời gian.
Ở trên đỉnh núi, toà tháp chính cao tới 20m thờ thần Shiva với mảng điêu khắc tượng thần Shiva cưỡi bò thần Nandin còn nguyên vẹn trên cổng đền phía đông của tháp.
Cụm tháp Dương Long
Từ tháp Bánh Ít, tiếp tục theo hành trình uốn lượn của dòng sông Côn ngược lên thượng nguồn sẽ gặp cụm tháp Dương Long. Cụm tháp này lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc được thể hiện trên đá sa thạch, với những đường nét cực kỳ sắc sảo, điêu luyện. Đây là dấu chỉ rõ nét minh chứng rằng chỉ có bàn tay con người, cùng khối óc và lòng thành kính với đấng tối cao, mới có thể tác tạo ra những công trình đồ sộ, kỳ bí, và hấp dẫn đến vậy.
Dương Long là một quần thể ba ngọn tháp nằm gần nhau, thẳng theo trục bắc nam, các cửa chính đều quay về hướng đông. Tháp Dương Long có nhiều tên gọi khác như tháp Bình An, tháp An Chánh hay tháp Vân Tường.
Các nhà khảo cổ người Pháp gọi di tích này là tháp Ngà. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì ba toà cổ tháp này được xây cất trên một toà thành cao có tên là Dương Long, nằm ở phía nam núi Trà Sơn. Đây là tháp cổ được Unesco đánh giá có mảng điêu khắc rất ấn tượng và phong phú nhất khu vực Bình Định.
Căn cứ vào mặt bằng đế tháp và phong cách nghệ thuật trong điêu khắc và kiến trúc, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tháp Dương Long tuy mang đặc trưng của tháp Chămpa nhưng đã chịu ảnh hưởng khá đậm của nghệ thuật Khmer, và được xây dựng vào khoảng thế kỷ 12 đến thế kỷ 13.
Thành Hoàng Đế
Một di tích cổ khác không xa cụm tháp Dương Long chính là thành Hoàng Đế. Lịch sử ghi lại rằng: năm 1776, cuộc khởi nghĩa nông dân của anh em nhà Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Nhạc lên ngôi và đặt tên nơi này là thành Hoàng Đế, ông cho mở rộng thành về phía đông và cho xây dựng nhiều công trình lớn. Năm 1799, toà thành được đổi tên là thành Bình Định. Thành Hoàng đế là một trong những di tích lịch sử quốc gia được xếp hạng rất sớm (năm 1982), bởi giá trị lịch sử và tầm quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử quân sự và khảo cổ học.
Đến với thành Hoàng Đế, những người dân địa phương thân thiện sẽ tình nguyện dẫn đường, chỉ cho những dấu tích vương triều xưa còn sót lại, đó là giếng vuông được xây từ những phiến đá đẽo gọt thành khối vuông vức xếp chồng lên nhau, dưới giếng cổ vẫn còn mạch nước ngầm. Tương truyền đây chính là chiếc giếng dành riêng cho các thế hệ hoàng tộc sống trong thành sử dụng.
Gần đây, qua các cuộc khai quật khảo cổ, người ta đã tìm thấy một số di tích quan trọng trong khu vực thành Hoàng Đế như hồ bán nguyệt, hồ trái tim – nơi dành riêng cho các công chúa thư giãn, nghỉ ngơi, vãn cảnh trong khu vực hoàng cung… Từng di tích còn lại của thành cổ ấy cứ như thông điệp nhắn gửi với người đời về hình bóng của một thời vương triều xa xưa.
Với những người hoài cổ, thích đi tìm cho mình những giá trị xưa cũ, gắn liền với lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, thì hành trình tìm vẻ đẹp của những tầng tháp cổ bên dòng sông Côn – dẫu chỉ là một chuyến đi – về trong ngày ngắn ngủi, nhưng chắc hẳn sẽ là một chuyến đi ý nghĩa và thú vị.
Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Đình (SGTT), ảnh internet
Tục kết hàng phe của người Nùng Chảo
Tục kết hàng phe của người Nùng Chảo
Người Nùng Chảo ở bản Đồng 10, xã Tam Hiệp (Yên Thế - Bắc Giang) có một tập quán tốt đẹp được nhiều người biết đến đó là "tục kết hàng phe". Đây là tập tục được duy trì từ nhiều năm nay, thể hiện tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng người Nùng Chảo.
Xuất phát từ quan điểm chung của các tộc người từ xa xưa là mọi người sinh ra ai cũng phải chết, đó là sự mất mát không thể bù đắp. Vì vậy, gia đình họ cần được chia sẻ đau thương, giúp đỡ trong giờ phút đau buồn ấy. Từ đó, đã thúc đẩy mọi người trong bản tham gia kết phường để giúp đỡ gia chủ công việc của một đám tang.
Phường hàng phe có một người đứng ra để chủ trì, phụ trách giúp tang chủ lo công việc của đám tang được gọi là "Tầu phé". "Tầu phé" được luân chuyển theo tuần tự từng đám tang: gia đình có người chết của đám tang trước sẽ là "Tầu phé" của đám tang sau. "Tầu phé" phân công công việc giúp đỡ tang chủ cụ thể như: chăn trâu, cắt cỏ, thu hái mùa vụ...cho từng thành viên.
Nếu gia đình tang chủ gặp khó khăn về kinh tế, "Tầu phé" đứng ra vay bất cứ thành viên trong hội có điều kiện kinh tế khá giả để giúp cho tang chủ không phải lo lắng về tài chính cũng như mọi việc khác.
Xưa kia, trong hội có người chết được báo tang bằng tiếng súng lớn, ngày nay được thay bằng hồi kẻng. Ngay sau đó, các thành viên ở hội phe có mặt đầy đủ tại nhà tang chủ, tận tâm phục vụ đám tang cho đến khi đưa người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng. Các buổi phục vụ mọi người đều về nhà mình ăn cơm.
Khi tang ma xong, mọi người tập trung về gia đình tang chủ để ăn bữa cơm với lời cảm ơn của tang chủ, đồng thời hội họp để rút kinh nghiệm cho những đám tang sau.
Nếu ai không tham gia đầy đủ các đám, thực hiện công việc giúp đỡ không nhiệt tình, thiếu trách nhiệm, làm hư hại, mất tài sản của gia chủ... thì bị nhắc nhở hoặc khi đến lượt nhà mình có tang cả hội không ai đến giúp đỡ.
Hy vọng rằng tục kết hàng phe sẽ tiếp tục được duy trì và ngày càng phát huy được ý nghĩa cao đẹp.
Du lịch, GO! - Theo K.D (Tây Ninh Online), ảnh internet
Xuất phát từ quan điểm chung của các tộc người từ xa xưa là mọi người sinh ra ai cũng phải chết, đó là sự mất mát không thể bù đắp. Vì vậy, gia đình họ cần được chia sẻ đau thương, giúp đỡ trong giờ phút đau buồn ấy. Từ đó, đã thúc đẩy mọi người trong bản tham gia kết phường để giúp đỡ gia chủ công việc của một đám tang.
Phường hàng phe có một người đứng ra để chủ trì, phụ trách giúp tang chủ lo công việc của đám tang được gọi là "Tầu phé". "Tầu phé" được luân chuyển theo tuần tự từng đám tang: gia đình có người chết của đám tang trước sẽ là "Tầu phé" của đám tang sau. "Tầu phé" phân công công việc giúp đỡ tang chủ cụ thể như: chăn trâu, cắt cỏ, thu hái mùa vụ...cho từng thành viên.
Nếu gia đình tang chủ gặp khó khăn về kinh tế, "Tầu phé" đứng ra vay bất cứ thành viên trong hội có điều kiện kinh tế khá giả để giúp cho tang chủ không phải lo lắng về tài chính cũng như mọi việc khác.
Xưa kia, trong hội có người chết được báo tang bằng tiếng súng lớn, ngày nay được thay bằng hồi kẻng. Ngay sau đó, các thành viên ở hội phe có mặt đầy đủ tại nhà tang chủ, tận tâm phục vụ đám tang cho đến khi đưa người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng. Các buổi phục vụ mọi người đều về nhà mình ăn cơm.
Khi tang ma xong, mọi người tập trung về gia đình tang chủ để ăn bữa cơm với lời cảm ơn của tang chủ, đồng thời hội họp để rút kinh nghiệm cho những đám tang sau.
Nếu ai không tham gia đầy đủ các đám, thực hiện công việc giúp đỡ không nhiệt tình, thiếu trách nhiệm, làm hư hại, mất tài sản của gia chủ... thì bị nhắc nhở hoặc khi đến lượt nhà mình có tang cả hội không ai đến giúp đỡ.
Hy vọng rằng tục kết hàng phe sẽ tiếp tục được duy trì và ngày càng phát huy được ý nghĩa cao đẹp.
Du lịch, GO! - Theo K.D (Tây Ninh Online), ảnh internet
Cẩm nang du lịch thác Niagara
Cẩm nang du lịch thác Niagara
Hành trình của mình như sau:
- Ngày 1: đi Megabus từ NYC đến Buffalo downtown (7:00AM – 5:00PM) – tầm $40-50, đi ăn cánh gà Buffalo (Bufallo wings), ở nhà bạn mình một đêm
- Ngày 2: đi bus từ Buffalo downtown đến Niagara Falls (US) tầm một tiếng - $1.75, đi bộ qua Niagara Falls bên bờ Canada. Về lại nhà bạn mình trong ngày
- Ngày 3: sáng đi chơi vòng vòng Buffalo downtown rồi chiều bắt bus tiếp đi Toronto (CAD) – cái này sẽ tường thuật sau :D
Vì Niagara là một địa điểm du lịch nổi tiếng nên có rất nhiều phương tiện đến thẳng. Bạn có thể tự lái xe, đi Megabus, bay đến sân bay Buffalo – sân bay này sẽ có shuttle chở đến Niagara, đi bus từ trung tâm thành phố Buffalo (downtown) đến Niagara Falls.
Nơi ở
Mình đi tháng một và không phải mùa du lịch cao điểm nên giá hotel/motel không đắt lắm. Mình có gặp một bạn người Hàn Quốc thì bạn ấy ở cái Hotel Inn bên US thì chỉ có $15/đêm thôi. Mình có xem thử giá mấy khách sạn trước khi đi thì thấy bên bờ US giá cả có vẻ rẻ hơn rất nhiều so với CAD nên mình khuyên là ai muốn tiết kiệm thì thuê bên US ấy rồi đi bộ qua Canada.
Visa
Nếu ở bờ Mỹ thì chỉ xem được 15% thác thôi, cái thị trấn cũng buồn tẻ trong khi bên Canada thì cảnh đẹp hơn rất nhiều, nhiều dịch vụ giải trí hơn, thị trấn sôi động đầy đủ các khu vui chơi. Ai muốn đi Niagara Falls thì nên có visa Canada (chỉ có một cái mình thấy Mỹ hơn Canada là cái casino ở Mỹ nhìn đẹp và màu mè hơn bên Canada nhiều lol).
Cách nộp visa thì bạn có thể xem ở đây. Đặc biệt nếu bạn nộp visa ở Đại sứ quán Canada ở Buffalo downtown thì chỉ mất có khoảng 3 giờ mà thủ tục cũng đơn giản trong khi mình nộp qua đường bưu điện đến lãnh sự quán Canada ở NYC thì quá rắc rối huhuhu. Rút ra kinh nghiệm là trong lịch trình, ngày 1 các bạn nên đi chơi ở Buffalo downtown rồi nộp visa, chiều lấy luôn rồi mai bắt bus đến thẳng Niagara là tiện nhất. Nếu là du học sinh thì nhớ mang theo I-20.
Cái "cầu" ở bên trái hình là nơi du khách từ Mỹ đứng ngắm thác, tầm nhín khá hạn chế
Làm gì ở Niagara? Dĩ nhiên là đi ngắm cảnh chứ gì =))
Khi xe bus từ Buffalo downtown cho bạn dừng ở Niagara Falls (US) thì bạn đi bộ tầm 5 phút sẽ đến cầu Rainbow (tìm đường dễ lắm) – đây là cây cầu nối Niagara giữa US và Canada. Khi đến bờ cầu bên Canada thì bạn làm thủ tục nhập cảnh – nói chung nhập cảnh Canada dễ òm (lúc quay về Mỹ thì bị hỏi vặn vẹo hơn nhiều).
Từ trên Rainbow bridge nhìn qua bờ Mỹ
Bạn ra khỏi nơi nhập cảnh nhìn về thác Niagara (bờ của Mỹ) sẽ thấy một con đường đi bộ, bạn cứ đi men theo đường đó sẽ ra đến Table Rock - đây là trung tâm thông tin của Niagara Falls Canada. Trên đường ra Table Rock thì sẽ thấy Maid of the Mist, đây là tàu chở khách du lịch nối giữa Niagara Falls bờ bên US và Canada, giá là $13 – nhưng cái tàu này chỉ chạy đến khoảng cuối tháng 10 hàng năm thôi, lúc mình đi là đầu tháng 1 nên nó không có :D
Đây là đường từ Rainbow đến Table Rock
Nhìn từ Table Rock
Ra đến Table Rock thì sẽ có “Journey behind the falls” – đây là một đoạn đường ngắn được xây ngay sau cái thác. Đi trong cái đoạn này thì sẽ cảm nhận được sự dữ dội như lốc xoáy của Niagara Falls và nhìn được góc rất đẹp. Giá là $13, đáng đi. Ngoài ra Table Rock còn bán một gói 3 địa điểm là “Journey behind the fall”, “Niagara Furry” (chiếu phim 4D về lịch sử hình thành thác) và Vườn bướm và sinh vật – giá cả gói là $25 – mình chưa đi hai cái sau nên cũng không nói được gì :D
Cảnh nhìn ra từ Journey behind the falls
Sau khi đi xong Journey behind the falls thì cũng có thể gọi là xem hết cái thác rồi nhưng mà trong thị trấn cũng có nhiều trò hay phết. Bạn đi bộ ngược lại theo hướng cầu Rainbow thì sẽ thấy “Clifton Hill”, đây là con đường giải trí chính, có nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, nhà ma, khu vui chơi, bảo tang tượng sáp, nhà hàng, v.v. – kiểu tương tự như Timesquare ấy, chỉ có điều ở đây thì màu mè và đơn giản hơn vì đối tượng hướng đến chủ yếu là gia đình và trẻ em. Trong đây có nhiều nơi ăn uống, chủ yếu là đồ ăn nhanh như McDonals, Burger King, Tim Hortons, v.v. nên cũng không sợ đói.
Khu này có nhiều cửa hàng lưu niệm, đây là Harley Davidson
Chụp trong Starbucks :D
Đến khoảng 5:00PM thì bạn nên đi bộ ngược lại thác vì nó sẽ chiếu đèn, gọi là “Niagara Illumnination”, nhìn thác khá lung linh huyền ảo. Cứ mỗi thứ Sáu và thứ Bảy sẽ có pháo hoa nên nếu được thì nên canh hai ngày này.
Tối đó bạn có thể bắt bus ngược về Buffalo downtown (chuyến trễ nhất là tầm 11:00PM) hoặc nghỉ lại một đêm ở Niagara Falls (đi đánh bài hay đi Hardrockchẳng hạn lol?)
Làm gì ở Buffalo?
Buffalo nổi tiếng nhất là cánh gà Buffalo (Buffalo wings) - ở đây thay vì mình cầm miếng gà chấm nước sốt khác nhau thì nước sốt sẽ được ngấm thẳng vào luôn. Mỗi nơi lại có những sốt khác nhau, cực kỳ đa dạng và ngon miệng! Cái cay nhất thường được gọi là “blazing” và cái này thì quả thật một đứa hay ăn cay như mình cũng không đỡ nỗi. Mình đi một cái nhà hàng thì nó có Buffalo wings, nacho, fries, hamburger - các thể loại đồ ăn Mỹ đặc trưng, kết hợp với bar và rất nhiều màn hình tivi chiếu football, hockey khắp quán. Có lẽ “văn hóa” Buffalo là ăn cánh gà xem đá banh uống bia – khá sôi động.
Downtown Buffalo thì quá nhỏ,chỗ mua sắm thì nhạt nhẽo, mình đi thẳng một đường 10 phút đã băng qua hết =.= nhưng mấy cái tòa nhà cổ thì khá đẹp, nếu biết chọn góc chụp hình thì cũng sẽ có nhiều tấm khá lừa tình hoho Đường để đi bộ thì lát gạch đỏ và vàng, nhà cửa hai bên thì cũng nhiều màu lạ như tím, vàng chanh. Đi đường vắng người mà thấy cảnh đa màu thì cũng không đến nỗi thê thảm cho lắm …
Đi Buffalo & Niagara thì khoảng $150-200 từ NYC cho hai ngày hai đêm – sở dĩ tiền hơi bị cao như vậy là vì Buffalo nó quá xa NYC (gần 10h ngồi trên xe bus) nên tiền đi khá cao còn mấy chi phí khác thì bình thường. Đi hai ngày một đêm là đủ. Ai đi Canada (nhất là Toronto) thì nên ghé qua Niagara :D Cảnh rất đẹp, xem hình mà nao cả lòng :”)
Cẩm nang du lịch thác Niagara
Cẩm nang du lịch thác Niagara
Hành trình của mình như sau:
- Ngày 1: đi Megabus từ NYC đến Buffalo downtown (7:00AM – 5:00PM) – tầm $40-50, đi ăn cánh gà Buffalo (Bufallo wings), ở nhà bạn mình một đêm
- Ngày 2: đi bus từ Buffalo downtown đến Niagara Falls (US) tầm một tiếng - $1.75, đi bộ qua Niagara Falls bên bờ Canada. Về lại nhà bạn mình trong ngày
- Ngày 3: sáng đi chơi vòng vòng Buffalo downtown rồi chiều bắt bus tiếp đi Toronto (CAD) – cái này sẽ tường thuật sau :D
Vì Niagara là một địa điểm du lịch nổi tiếng nên có rất nhiều phương tiện đến thẳng. Bạn có thể tự lái xe, đi Megabus, bay đến sân bay Buffalo – sân bay này sẽ có shuttle chở đến Niagara, đi bus từ trung tâm thành phố Buffalo (downtown) đến Niagara Falls.
Nơi ở
Mình đi tháng một và không phải mùa du lịch cao điểm nên giá hotel/motel không đắt lắm. Mình có gặp một bạn người Hàn Quốc thì bạn ấy ở cái Hotel Inn bên US thì chỉ có $15/đêm thôi. Mình có xem thử giá mấy khách sạn trước khi đi thì thấy bên bờ US giá cả có vẻ rẻ hơn rất nhiều so với CAD nên mình khuyên là ai muốn tiết kiệm thì thuê bên US ấy rồi đi bộ qua Canada.
Visa
Nếu ở bờ Mỹ thì chỉ xem được 15% thác thôi, cái thị trấn cũng buồn tẻ trong khi bên Canada thì cảnh đẹp hơn rất nhiều, nhiều dịch vụ giải trí hơn, thị trấn sôi động đầy đủ các khu vui chơi. Ai muốn đi Niagara Falls thì nên có visa Canada (chỉ có một cái mình thấy Mỹ hơn Canada là cái casino ở Mỹ nhìn đẹp và màu mè hơn bên Canada nhiều lol).
Cách nộp visa thì bạn có thể xem ở đây. Đặc biệt nếu bạn nộp visa ở Đại sứ quán Canada ở Buffalo downtown thì chỉ mất có khoảng 3 giờ mà thủ tục cũng đơn giản trong khi mình nộp qua đường bưu điện đến lãnh sự quán Canada ở NYC thì quá rắc rối huhuhu. Rút ra kinh nghiệm là trong lịch trình, ngày 1 các bạn nên đi chơi ở Buffalo downtown rồi nộp visa, chiều lấy luôn rồi mai bắt bus đến thẳng Niagara là tiện nhất. Nếu là du học sinh thì nhớ mang theo I-20.
Cái "cầu" ở bên trái hình là nơi du khách từ Mỹ đứng ngắm thác, tầm nhín khá hạn chế
Làm gì ở Niagara? Dĩ nhiên là đi ngắm cảnh chứ gì =))
Khi xe bus từ Buffalo downtown cho bạn dừng ở Niagara Falls (US) thì bạn đi bộ tầm 5 phút sẽ đến cầu Rainbow (tìm đường dễ lắm) – đây là cây cầu nối Niagara giữa US và Canada. Khi đến bờ cầu bên Canada thì bạn làm thủ tục nhập cảnh – nói chung nhập cảnh Canada dễ òm (lúc quay về Mỹ thì bị hỏi vặn vẹo hơn nhiều).
Từ trên Rainbow bridge nhìn qua bờ Mỹ
Bạn ra khỏi nơi nhập cảnh nhìn về thác Niagara (bờ của Mỹ) sẽ thấy một con đường đi bộ, bạn cứ đi men theo đường đó sẽ ra đến Table Rock - đây là trung tâm thông tin của Niagara Falls Canada. Trên đường ra Table Rock thì sẽ thấy Maid of the Mist, đây là tàu chở khách du lịch nối giữa Niagara Falls bờ bên US và Canada, giá là $13 – nhưng cái tàu này chỉ chạy đến khoảng cuối tháng 10 hàng năm thôi, lúc mình đi là đầu tháng 1 nên nó không có :D
Đây là đường từ Rainbow đến Table Rock
Nhìn từ Table Rock
Ra đến Table Rock thì sẽ có “Journey behind the falls” – đây là một đoạn đường ngắn được xây ngay sau cái thác. Đi trong cái đoạn này thì sẽ cảm nhận được sự dữ dội như lốc xoáy của Niagara Falls và nhìn được góc rất đẹp. Giá là $13, đáng đi. Ngoài ra Table Rock còn bán một gói 3 địa điểm là “Journey behind the fall”, “Niagara Furry” (chiếu phim 4D về lịch sử hình thành thác) và Vườn bướm và sinh vật – giá cả gói là $25 – mình chưa đi hai cái sau nên cũng không nói được gì :D
Cảnh nhìn ra từ Journey behind the falls
Sau khi đi xong Journey behind the falls thì cũng có thể gọi là xem hết cái thác rồi nhưng mà trong thị trấn cũng có nhiều trò hay phết. Bạn đi bộ ngược lại theo hướng cầu Rainbow thì sẽ thấy “Clifton Hill”, đây là con đường giải trí chính, có nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, nhà ma, khu vui chơi, bảo tang tượng sáp, nhà hàng, v.v. – kiểu tương tự như Timesquare ấy, chỉ có điều ở đây thì màu mè và đơn giản hơn vì đối tượng hướng đến chủ yếu là gia đình và trẻ em. Trong đây có nhiều nơi ăn uống, chủ yếu là đồ ăn nhanh như McDonals, Burger King, Tim Hortons, v.v. nên cũng không sợ đói.
Khu này có nhiều cửa hàng lưu niệm, đây là Harley Davidson
Chụp trong Starbucks :D
Đến khoảng 5:00PM thì bạn nên đi bộ ngược lại thác vì nó sẽ chiếu đèn, gọi là “Niagara Illumnination”, nhìn thác khá lung linh huyền ảo. Cứ mỗi thứ Sáu và thứ Bảy sẽ có pháo hoa nên nếu được thì nên canh hai ngày này.
Tối đó bạn có thể bắt bus ngược về Buffalo downtown (chuyến trễ nhất là tầm 11:00PM) hoặc nghỉ lại một đêm ở Niagara Falls (đi đánh bài hay đi Hardrockchẳng hạn lol?)
Làm gì ở Buffalo?
Buffalo nổi tiếng nhất là cánh gà Buffalo (Buffalo wings) - ở đây thay vì mình cầm miếng gà chấm nước sốt khác nhau thì nước sốt sẽ được ngấm thẳng vào luôn. Mỗi nơi lại có những sốt khác nhau, cực kỳ đa dạng và ngon miệng! Cái cay nhất thường được gọi là “blazing” và cái này thì quả thật một đứa hay ăn cay như mình cũng không đỡ nỗi. Mình đi một cái nhà hàng thì nó có Buffalo wings, nacho, fries, hamburger - các thể loại đồ ăn Mỹ đặc trưng, kết hợp với bar và rất nhiều màn hình tivi chiếu football, hockey khắp quán. Có lẽ “văn hóa” Buffalo là ăn cánh gà xem đá banh uống bia – khá sôi động.
Downtown Buffalo thì quá nhỏ,chỗ mua sắm thì nhạt nhẽo, mình đi thẳng một đường 10 phút đã băng qua hết =.= nhưng mấy cái tòa nhà cổ thì khá đẹp, nếu biết chọn góc chụp hình thì cũng sẽ có nhiều tấm khá lừa tình hoho Đường để đi bộ thì lát gạch đỏ và vàng, nhà cửa hai bên thì cũng nhiều màu lạ như tím, vàng chanh. Đi đường vắng người mà thấy cảnh đa màu thì cũng không đến nỗi thê thảm cho lắm …
Đi Buffalo & Niagara thì khoảng $150-200 từ NYC cho hai ngày hai đêm – sở dĩ tiền hơi bị cao như vậy là vì Buffalo nó quá xa NYC (gần 10h ngồi trên xe bus) nên tiền đi khá cao còn mấy chi phí khác thì bình thường. Đi hai ngày một đêm là đủ. Ai đi Canada (nhất là Toronto) thì nên ghé qua Niagara :D Cảnh rất đẹp, xem hình mà nao cả lòng :”)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)