Ma có thật hay không? Câu hỏi khó này dường như không ai có thể trả lời được. Những bức ảnh chụp được ma là do đâu: sự khúc xạ ánh sáng, lỗi kỹ thuật trong khi chụp, ý đồ của con người..... hay là ma thật? Đây là 15 bức ảnh chụp được ma "rõ nét nhất "mà đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được.
|
"Người phụ nữ màu nâu". Ảnh do Trung úy Provand chụp. Bức ảnh bóng ma "Người phụ nữ màu nâu" là bức ảnh nổi tiếng nhất và chụp ma rõ nét nhất từ trước đến nay. Bóng ma này được cho rằng là của bà Dorothy Townshend, vợ của Charles Townshend, chủ nhà của Lâu đài Raynham tại Norfolk, Anh vào đầu những năm 1700. Theo đồn đại, Dorothy trước khi kết hôn với Charles, là tình nhân của Tướng công Wharton. Do đó, Charles nghi ngờ Dorothy không chung thủy với mình. Theo tài liệu, Dorothy qua đời và được chôn vào năm 1726, tuy nhiều nhiều người cho rằng Charles đã giam vợ mình ở trong nhà cho đến chết nhiều năm sau đó. |
|
Tướng công Combermere: Dáng "bóng ma" với nửa chiếc đầu, cổ áo và cánh tay phải đặt trên thành ghế trong bức ảnh của Sybell Corbet rõ nét. Người ta nói rằng đó là bóng ma của tướng công Combermere, vị Tổng tư lệnh đội kỵ binh của Hoàng gia Anh vào đầu những năm 1800. Ông qua đời năm 1891 do bị xe ngựa đâm. |
|
Freddy Jackson. Đứng ở hàng trên cùng, thứ 4 tính từ trái sang, rất dễ nhận ra gương mặt của chàng kỹ sư không quân trẻ tuổi Freddy Jackson - người đã bị cánh quạt máy bay xén chết từ… 2 ngày trước đó. Đám tang Jackson đã được tổ chức một ngày trước khi toàn thể phi đội bay của anh chụp tấm hình này. Có lẽ hồn ma Jackson vẫn chưa kịp nhận ra mình đã chết nên vẫn trở về để chụp ảnh cùng mọi người. |
|
Ralph Hardy, một mục sư về hưu của Anh đã chụp bức ảnh nổi tiếng này vào năm 1966. Ông định ghi lại hình ảnh chiếc cầu thang soắn ốc vô cùng ấn tướng tại khu vực Nhà Nữ Hoàng tại Viện Bảo tàng Quốc gia Maritime tại Greenwich, Anh. Tuy nhiên, sau khi rửa ảnh, ông lại phát hiện ra một bóng hình mặt chùm vải liệm đang leo lên cầu thang, hai tay vịn vào cầu thang. Các chuyên gia, một số từ Kodak, đã kiểm tra độ chính xác của bức ảnh và thừa nhận nó không hề bị ghép. Một số người cho biết thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy bóng hình ảo trên cầu thang hoặc nghe thấy tiếng bước chân vô hình. |
|
Sau chuyến viếng mộ mẹ vào năm 1959, bà Mabel Chinnery đã chụp tấm hình ông xã đang một mình ngồi đợi trong xe ôtô. Lúc phóng to ảnh, họ mới hoảng hốt nhận ra bóng ma của bà mẹ chễm chệ ở hàng ghế sau và nhìn chăm chăm vào ống kính. |
|
Terry Ike Clanton chụp ảnh người bạn tại Nghĩa trang Boothill. Bức ảnh này được Terry chụp đen trắng với ý đồ ảnh người bạn mặc đồ miền Tây hoang dã nước Mỹ trông có vẻ "ngầu". Sau khi đem phim đi rửa ở cửa tiệm Thrifty Drug, Terry đã phát hiện phía bên phải ảnh có hình ảnh một người đàn ông đội mũ đen ở giữa các bia mộ. Với chiều cao trong ảnh, người đàn ông này dường như không có chân hay... đang chui từ dưới đất lên. |
|
Vào ngày 19.11.1995, lâu đài Wem Town ở Shrophire, Anh bốc cháy. Nhiều người đã tụ tạp để xem tòa lâu đài cổ được xây từ năm 1905 chìm trong lửa. Tony O'Rahilly, một người dân địa phương, đã chụp ảnh cảnh tượng này. Một trong số những bức ảnh đó đã cho thấy hình ảnh một bé gái nhỏ nhắn, dường như trong suốt đang đứng ở cửa ra vào. Năm 1677, lửa đã phá hủy rất nhiều ngôi nhà bằng gỗ trong vùng Shrophire. Theo truyền thuyết, bé gái trong hình tên là Jane Churm đã gây ra trận lửa này khi vô ý để nến chạm vào trần nhà. Bóng ma này còn được nhiều người nhìn thấy ở các dịp khác. |
|
Bức hình này được chụp trong một cuộc điều tra nghĩa trang Bachelor's Grove gần Chiago do Hiệp hội Điều tra Ma của Mỹ (GRS) tổ chức. Vào ngày 10.10.1991, một vài thành viên của GRS đã ra khu nghĩa trang nhỏ và bị cấm này tại bìa khu rừng Rubio, gần thị trấn Midlothian, Illinois. Nghĩa trang Bachelor's Grove được coi là một trong những nghĩa trang có nhiều ma với vô vàn hiện tượng lạ xảy ra bao gồm sự xuất hiện của những bóng ma, những âm thanh và tiếng động không thể giải thích được và thậm chí là những quả cầu lửa. Bức hình này cho thấy bóng dáng một người phụ nữ trẻ mặc đồ trắng đang ngồi cô đơn trên một nấm mộ. Cơ thể của người này có phần trong suốt và kiểu dáng quần áo của người này rất cổ xưa. |
|
James Courtney và Michael Meehan, hai thủy thủ của con tàu S.S Watertown đang lau chùi bình xăng khi tàu đang từ thành phố New York thẳng tiến đến kênh đào Panama vào tháng 12.1924. Một tai nạn đã xảy ra, xăng từ bình xăng bị rò rỉ bốc cháy khiến hai người thủy thủ chết và theo tục lệ thời đó, xác của họ được vứt xuống biển. Ngày hôm sau, một người cho biết nhìn thấy mặt của hai người trong những con sóng cạnh tàu. Mặt của họ cứ 10 giây lại xuất hiện một lần. Vài ngày sau đó, hình ảnh mặt của hai người thủy thủ xấu số được những thành viên khác trong đoàn nhìn thấy rõ trong nước biển. Khi cập bến tại New Orleans, Thuyền trưởng Keith Tracy đã báo cáo hiện tượng này cho những người chủ thuyền và họ gợi ý ông mang theo máy ảnh để chụp lại. Trong hành trình đi tiếp của tàu, thuyền trưởng Tracy đã chụp lại được 6 bức ảnh về hình khuôn mặt của hai người thủy thủ trên mặt nước. Khi đến New York, phim được mang đi rửa và chỉ có duy nhất một cái ảnh cho thấy hình ảnh mặt bóng ma. Một nhóm điều tra đã được cử đến để xem xét tàu song không thấy gì đặc biệt. Khi nhóm thủy thủ trên được thay thế bởi một nhóm thủy thủ khác, họ không còn thấy những bóng ma xuất hiện cạnh tàu nữa. |
|
Trên ngã tư giao giữa đường quốc lộ và đường tàu ở phía nam thành phố San Antonio (Mỹ) đã từng xảy ra một tai nạn thảm khốc, cướp đi sinh mạng của một số bé gái mới học lớp 2. Dân tình đồn đại những linh hồn non nớt này không chịu siêu thoát. Chúng thường lởn vởn quanh khu vực xảy ra tại nạn và làm đủ trò tinh quái ví dụ như đẩy xe hơi nằm vắt ngang đường tàu, bất chấp đường đi lên khá dốc. Một đêm, cô con gái của gia đình nhà Chesney sống gần đó đã cùng mấy đứa bạn đến “kiểm nghiệm” lời đồn. Và bức ảnh “có ma” này là một trong những chiến lợi phẩm lớn nhất mà bọn trẻ thu được từ chuyến thám hiểm đêm ấy. |
|
Được chụp năm 1956 tại nhà thờ Newby ở Yorkshire, Anh, bức ảnh của Reverend K. F. Lord gây không ít tranh cãi bởi “bóng ma” nhìn quá rõ. Gương mặt trùm vải niệm và cái cách “hồn ma” nhìn chằm chằm vào ống kính trông như thể một bức ảnh bị chụp “nháy” 2 lần. Dù vậy, bất chấp những chỉ trích gay gắt từ các chuyên gia, bức hình của Reverend vẫn là một trong những bức ảnh ma “ăn khách” nhất mọi thời. |
|
Tấm hình do một phụ nữ họ Andrews chụp khi viếng mộ cô con gái Joyce đã chết năm 17 tuổi. Tất nhiên vào thời điểm bấm máy, bà không nhận ra bất cứ điều gì khác thường. Khi cầm bức ảnh, bà Andrew đã vô cùng sửng sốt khi thấy hình ảnh một đứa trẻ ngồi bên mộ con gái mình tươi cười. Bóng ma dường như "biết" bà Andrew chụp ảnh nên nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh. |
|
Năm 1982, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Chris Brackley đã chụp bức ảnh này bên trong nhà thờ Thánh Botolph ở London (Ảnh) và không hề nghi ngờ có điều gì bất thường. Khi rửa ảnh, ông này phát hiện thấy phía trên hành lang tầng 2 của nhà thờ, phía bên góc trái trên của bức ảnh, có một hình dạng trong suốt trông giống như một người phụ nữ. Theo lời kể của Brackley, vào thời điểm đó ngoài ông ra chỉ có đúng 3 người khác nữa có mặt tại Thánh đường, và không ai trong số họ lên trên hành lang tầng 2. |
|
Theo khẳng định của tác giả, vào thời điểm ông chụp tấm hình này không có sự hiện diện của bất kỳ ai khác ngoài một đồng nghiệp ở bên. Cả hai cũng quả quyết không nhìn thấy hồn ma hay con người bằng xương bằng thịt nào ở cạnh để “gán ghép” cho bóng ma này.Căn cứ vào trang phục đen thì rất có thể đây là bóng ma của một vị mục sư đã quá cố của nhà thờ. |
|
Denise Rusell chụp hình bà nội vào năm 1997 và khi phóng ảnh, cô mới sửng sốt nhận ra người đứng sau bà, không ai khác chính là ông nội của cô, người đã mất từ nhiều năm trước đó. (W.F.Net) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét